Doanh nghiệp Nhật bản rất quan tâm tới những hạ tầng giao thông của VN được triển khai theo hình thức hợp tác công – tư (PPP). Song phía Nhật bản vẫn cần phải tiếp tục theo dõi cẩn trọng xu hướng của hình thức thúc đẩy này. Ông Tamotsu Saito, Chủ tịch tập đoàn IHI trao đổi bên lề Diễn đàn (Việt Nam 2020 và tương lai: Hiện đại hoá cho bước phát triển kế tiếp” diễn ra ngày 8/10.
Sự quan tâm của các doanh nghiệpcủa Nhật Bản đối với những dự án đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, cảngbiển của Việt Namtheo hình thức PPP là khá lớn. Song nói như ông Saito cho dù Việt Nam là một nềnkinh tế năng động, có nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng thì các doanh nghiệp củaNhật Bản vẫn đang gặp nhiều trở ngại trong việc tìm tiếng nói chung với khu vựccông về vấn đề này.
“Đầu tư theo hình thức PPPnghĩa là khu vực nhà nước đã chia sẻ gánh nặng tài chính lên khu vực tư nhân.Vì vậy, để dự án PPP có thể triển khai, vấn đề đặt ra lúc này đối với Việt Namlà phải bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà đầu tư tư nhân và khu vực nhà nướctrong dự án PPP cũng như một khuôn khổ pháp lý minh bạch, rõ ràng và thống nhấtgiữa các cơ quan quản lý” ông Saito nói.
Sự băn khoăn của IHI về cácdự án đầu tư theo hình thức PPP của Việt Nam được các nhà đầu tư chia sẻ. Ngânhàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cũng bảy tỏ lo ngại của mình về những yếutố mà ngân hàng này nhận định đầu tư. Đó là hàng loạt những rủi ro trong đầu tưnhư chính sách pháp luật, chuyển đối ngoại tệ, khả năng hoàn vốn.

“Có nhiều điều khoản trongcác văn bản pháp luật liên quan tới dự án PPP phải được diễn giải một cách thốngnhất giữa các cơ quan, bộ ngành tránh tình trạng mỗi một bộ hiểu một cách khácnhau và phát sinh những vản bản chỉ đạo khác nhau” đại diện JBIC cho biết.
Vì vậy, trong bối cảnh chờ đợinhững động thái thay đổi tiếp theo của Chính phủ cũng như chờ đợi một khung khổchính sách pháp luật hoàn thiện hơn để đảm bảo lợi ích giữa công - tư trong dự án PPP, IHI cho biết tập đoànnày sẽ tập tập một khoản ngân sách lên tới 34 triệu USD để đầu tư xây dựng nhàmáy thép kết cấu để “đón đầu” nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này khi Việt Nam đẩy mạnhxây dựng nhiều cơ sở hạ tầng trọng điểm trong thời gian tới. Trong khi đó, nhiềukhả năng JBIC sẽ tiếp tục có những cuộc thảo luận trao đối thẳng thắn với đạidiện các cơ quan Chính phủ để đạt được những tiếng nói chung trong nhiều dự ánquan trọng mà ngân hàng này có ý định tham gia.
Trên thực tế, trong nhiều cuộcđối thoại giữa doanh nghiệp Nhật Bản với Bộ KH&ĐT gần đây về các dự án đượctriển khai theo hình thưc PPP, đại diện của Bộ KH&ĐT đã phải đưa ra nhữngcam kết cụ thể cũng như cả những điều hứa hẹn để không làm nản lòng các nhà đầutư. “Đó là sẽ xử lý cụ thể từng vấn đề liên quan trong từng dự án trến chínhsách khung về hợp tác PPP mà tới đây Bộ KH&ĐT sẽ ban hành”. Thứ trưởng BộKH&ĐT Đào Quang Thu nói bởi theo ông Thu, ít nhất phải mất 3-4 năm nữa mớicó luật về PPP để có cơ chế xử lý cụ thể.
Chẳng hạn, một phương án đượcxem là khá “linh hoạt” được Bộ KH&ĐT đưa ra nhằm giải toả những lo ngại củanhà đầu tư nước ngoài về khả năng chuyển đổi ngoại tệ trong dự án PPP. Đó lànhà đầu tư Nhật Bản có thể tính luôn rủi ro ngay từ đầu và nếu có biến động tỷgiá thì nhà đầu tư có thể điểu chỉnh tăng giá dịch vụ hoặc giá sản phẩm chứkhông nhất thiết phải qua kênh ngân hàng. Bởi theo Bộ KH&ĐT, qua nghien cứuluật ở nhiều quốc gia khác, chưa thấy có trường hợp nào đảm bảo tỷ giá trong thờigian dài. “Quan trọng nhất là hai bên cùng thống nhất đảm bảo là nhà đầu tư cóthể thu hồi vốn. Cách xử lý rất đa dạng. Quy định cứng sẽ rất khó cho Chính Phủ”,ông Thu chia sẻ với nhà đầu tư.
Báo cáo đánh giá khung tài chính cho cơ sở hạ tầng địaphương Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi giữa tháng 3/2014 chỉra rằng, với mục tiêu GDP đạt 300 tỷ USD đến năm 2020, trong đó vốn cho pháttriển cơ sở hạ tầng chiếm 10-11% thì ước tính mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 30 tỷUSD để đầu tư cho lĩnh vực này, chiếm nhiều nhất là cho hạ tầng giao thông, điệnlực, thuỷ lợi, giáo dục, y tế... Tuy nhiên, vốn từ Ngân sách nhà nước, vốn việntrợ phát triển ODA, trái phiếu chính phủ... thường chỉ đáp ứng 50-60% nhu cầu.Bên cạnh đó, những nguồn vốn này thường bị hạn chế bởi mức trần thâm hụt ngânsách và giới hạn nợ công quốc gia. Do vậy, việc thu hút vốn từ khu vực tư nhânvà thị trường bên ngoài gần đây đã đựơc Chính phủ tính đến, như việc thu700.000 tỷ đồng từ người sử dụng cơ sở hạ tầng (phí giao thông, phí sử dụng nước...);1,7 triệu tỷ đồng từ đối tác tư nhân trong nước và quốc tế. Song, lượng vốn nàychưa đủ để giải quyết những thách thức Việt Nam đang gặp phải.
Thời báo Kinh tế Việt Nam