Sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, thời gian qua Quảng Nam luôn quan tâm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, mới lạ để thu hút du khách; qua đó góp phần tăng nguồn thu, nâng tỷ trọng GDP của du lịch trong nền kinh tế tỉnh nhà. Từ nền tảng thành công này, hiện ngành du lịch tỉnh đang kêu gọi thu hút đầu tư vào những dự án du lịch trọng điểm nhằm đa dạng hóa sản phẩm, kéo dài thời gian lưu trú cũng như thỏa mãn nhu cầu du khách khi đến với Quảng Nam. Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao&Du lịch tỉnh Quảng Nam. Kim Băng - Minh Tuấn thực hiện.
Du lịch Quảng Nam phát triển nhờ vào tài nguyên du lịch phong phú gồm di sản văn hóa thế giới (đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn), Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm và 125 km bờ biển; giao thông hàng không, đường sắt, đường bộ xuyên suốt từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây của tỉnh kết nối với các tỉnh bạn và các quốc gia láng giềng; các giá trị văn hóa từ những công trình kiến trúc; các nét văn hóa độc đáo, các phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau...
Từ những lợi thế này kết hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Quảng Nam cũng đã xác định một chiến lược riêng để phát triển du lịch theo hướng bền vững và chất lượng. Trong đó tỉnh tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, có vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Ngoài ra phát triển du lịch còn là cơ sở để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu văn minh của thế giới, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, thời gian qua Quảng Nam luôn quan tâm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, mới lạ để thu hút du khách; qua đó góp phần tăng nguồn thu, nâng tỷ trọng GDP của du lịch trong nền kinh tế tỉnh nhà. Từ nền tảng thành công này, hiện ngành du lịch tỉnh đang kêu gọi thu hút đầu tư vào những dự án du lịch trọng điểm nhằm đa dạng hóa sản phẩm, kéo dài thời gian lưu trú cũng như thỏa mãn nhu cầu du khách khi đến với Quảng Nam. Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao&Du lịch tỉnh Quảng Nam. Kim Băng - Minh Tuấn thực hiện.
Xin ông cho biết thêm về những tiềm năng du lịch hết sức đa dạng của Quảng Nam cũng như hướng khai thác hiệu quả tiềm năng này?
Du lịch Quảng Nam phát triển nhờ vào tài nguyên du lịch phong phú gồm di sản văn hóa thế giới (đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn), Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm và 125 km bờ biển; giao thông hàng không, đường sắt, đường bộ xuyên suốt từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây của tỉnh kết nối với các tỉnh bạn và các quốc gia láng giềng; các giá trị văn hóa từ những công trình kiến trúc; các nét văn hóa độc đáo, các phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau...
Từ những lợi thế này kết hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Quảng Nam cũng đã xác định một chiến lược riêng để phát triển du lịch theo hướng bền vững và chất lượng. Trong đó tỉnh tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, có vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Ngoài ra phát triển du lịch còn là cơ sở để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu văn minh của thế giới, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Xin ông chia sẻ thêm về những thành quả nổi bật ngành du lịch tỉnh đạt được trong năm qua? Tỉnh chủ động xây dựng những cơ chế chính sách nào để thúc đẩy lĩnh vực du lịch phát triển?
Năm 2013, Quảng Nam đón được 3,4 triệu lượt khách, tăng hơn 20% so với năm 2012, thu nhập từ du lịch đạt gần 4500 tỷ, tăng 24% so với năm 2012. Đặc biệt thành công của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V đã góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh và tăng trưởng du lịch Quảng Nam năm 2013. Sự kiện đã thu hút hơn 100.000 khách trong nước và quốc tế tham gia. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã bầu chọn Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V là sự kiện nổi bật năm 2013. Năm 2013 đã có 10 sản phẩm du lịch được khai trương đón khách, một số nơi như Không gian nhà Việt - Vinahouse, Làng lụa Hội An đã đón được nhiều khách du lịch. Ngoài ra tại Làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Làng du lịch cộng đồng Bờ Hôồng và Đhrôồng ( huyện Đông Giang) người dân cũng đã có nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch. Việc hình thành các sản phẩm du lịch đã giúp cho khách du lịch có nhiều sự lựa chọn khi đến Quảng Nam, góp phần mở rộng không gian du lịch và giảm áp lực tại các điểm di sản thế giới của tỉnh.
Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng năm 2013 đã có 77 dự án cơ sở lưu trú mới với 500 phòng đưa vào hoạt động, trong đó nổi lên mô hình lưu trú nhà dân (homestay) phát triển nhanh với gần 60 homestay ra đời. Hợp tác quốc tế về du lịch đạt kết quả tích cực, ngành du lịch đã tranh thủ nguồn lực của các tổ chức quốc tế như ILO, UNESCO, WWF, EU, FIDR... về hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng lao động; xây dựng sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch.
Để thúc đẩy du lịch phát triển, ngành du lịch Quảng Nam đã tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành các Nghị quyết 06, 09, 105, 145; Đề án phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển du lịch tại 2 di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn, gắn với các nguồn lực đầu tư cho từng giai đoạn phát triển cũng như trách nhiệm của các cơ quan hữu quan đối với phát triển du lịch. Đồng thời UBDN tỉnh cũng thực hiện việc phân cấp cho địa phương quản lý, khai thác và bảo tồn các di sản văn hoá thế giới. Cụ thể tại Mỹ Sơn giao cho Ban quản lý Khu di tích Mỹ Sơn quản lý, khai thác; Hội An giao cho Trung tâm Văn hoá Thể thao và Trung tâm Bảo tồn di tích Hội An chịu trách nhiệm quản lý, khai thác.
Đặc biệt mới đây, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 6/10/2014 về quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi và hải đảo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.
Những dự án du lịch trọng điểm Quảng Nam sẽ tập trung kêu gọi thu hút đầu tư trong thời gian đến? Vai trò cũng như tầm quan trọng của những dự án này đối với dự phát triển du lịch tỉnh nhà?
Hiện Quảng Nam đang kêu gọi đầu tư vào các dự án du lịch dọc theo tuyến ven biển tỉnh, cầu và tuyến đường nối từ Bắc Cửa Đại qua Nam Cửa Đại nối dài đến giáp tỉnh Quảng Ngãi để thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đông Quảng Nam. Ngoài ra trên cơ sở nắm bắt rõ nhu cầu của du khách đối với các hoạt động giải trí là rất lớn nhưng Quảng Nam đang yếu về mảng này, chính vì vậy tỉnh cũng tăng cường thu hút đầu tư các dự án vui chơi giải trí, các dịch vụ về đêm….nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu của du khách. Đồng thời đưa hệ thống điện lưới quốc gia ra đảo Cù Lao Chàm để phát triển dịch vụ, phục vụ nhu cầu du khách khi đến Cù Lao Chàm…Những dự án đầu tư trên không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm mà còn góp phần kéo dài thời gian lưu trú, thỏa mãn nhu cầu du khách khi đến với Quảng Nam.
Quảng Nam sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa khai thác hiệu quả thế mạnh này. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Loại hình du lịch sinh thái có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình du lịch khác, do vậy để có thể phát triển hiệu quả loại hình du lịch đặc thù này, chúng ta cần có những bước đi, những tính toán cụ thể. Trong đó cần chú trọng làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch sinh thái; có thể phối kết hợp giữa các địa phương với nhau để hình thành không gian, những tuyến và điểm du lịch sinh thái. Đơn cử về định hướng không gian phát triển du lịch, ưu tiên phát triển du lịch tuyến ven biển từ giáp Đà Nẵng đến giáp Quảng Ngãi, ven sông Cổ Cò, sông Trường Giang, sông Thu Bồn và miền núi phía Tây Quảng Nam dọc đường Hồ Chí Minh; miền núi phía Tây các điểm có cảnh quan đẹp, có thác, sông suối, những điểm có mặt bằng và độ cao lớn so với mặt nước biển để ưu tiên phát triển du lịch sinh thái.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, các địa phương cần sớm có kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các cơ sở lưu trú du lịch cũng như các dịch vụ kèm theo. Đồng thời tập trung mở rộng và đầu tư các sản phẩm du lịch sinh thái như vùng hồ Phú Ninh, làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu, làng du lịch cộng đồng Cẩm Thanh, tour du lịch dọc sông Thu Bồn, tour du lịch tham gia vào các hoạt động nông nghiệp tại Cẩm Thanh…; qua đó đáp ứng hiệu quả nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước. Đối với từng điểm du lịch cụ thể, chúng ta cần có những khảo sát, đánh giá để có những giải pháp cụ thể để xây dựng và phát triển du lịch sinh thái mang lại hiệu quả tích cực.
Thêm một vấn đề cốt lõi không thể bỏ qua là chúng ta cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu cho phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch sinh thái nói riêng.
Theo VietnamBusiness Forum