Thứ tư, 09/07/2025 11:12 Chiều (GMT+7)

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ MIỀN TRUNG

Đánh giá thu hút đầu tư nước ngoài khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2015

Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, trong 12 tháng năm 2015 cả nước có 2.013 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD,  bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2014. Có 814 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,18 tỷ USD, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính chung trong 12 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo lĩnh vực đầu tư:

Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hai với 9 dự án đăng ký cấp mới và 8 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,8 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản với 34 dự án đầu tư mới và 12 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư.

Theo đối tác đầu tư:

Đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,47 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư, Đài Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư,

Theo địa bàn đầu tư:

Trong 12 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,46 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,32 tỷ USD, chiếm 14,6%. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,95 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trà Vinh và Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,52 tỷ USD và 1,94 tỷ USD.

 

Riêng 13 tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2015 thu hút được 117 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 563,1 triệu USD, gấp 1,3 lần về số dự án nhưng chỉ đạt 30,97% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2014.

Tình hình đầu tư nước ngoài khu vực MT-TN năm 2015

 

Trong năm 2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 10/13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó dẫn đầu về thu hút FDI là tỉnh Quảng Nam với 228,8 triệu USD vốn đăng ký mới, chiếm 40,64% tổng vốn đầu tư. Tỉnh Thừa Thiên Huế đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới 78,56 triệu USD (chiếm 13,95%). Thành phố Đà Nẵng đứng thứ 3 với gần 54,6 triệu USD vốn đăng ký cấp mới (chiếm 9,7%).

Trong năm 2015, đã có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trong đó dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 220 triệu USD.

Các đối tác đầu tư tại MT-TN năm 2015

Trong năm 2015, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực miền Trung - Tây Nguyên với 40 dự án đầu tư mới và tổng số vốn đầu tư đăng ký là 365,5 triệu USD, chiếm đến 63,32% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả khu vực. Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 3 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký trên 68,5 triệu USD (chiếm 12,17%). Đứng thứ 3 là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với tổng số vốn đầu tư  đăng ký là 51,4 triệu USD (chiếm 9,13%).

Tình hình đầu tư nước ngoài khu vực MT-TN năm 2015

theo lĩnh vực đầu tư

Lũy kế từ 1988-2015, 13 tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã thu hút được 1.063 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 26,3 tỷ USD, chiếm 5,33% về số dự án và 9,44% về vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thu hút được 706 dự án với tổng vốn đăng ký 17,53 tỷ USD, chiếm đến 66,55% của toàn khu vực.

Tình hình đầu tư nước ngoài khu vực MT-TN

1988- 2015             

Một số dự án FDI tiêu biểu được cấp phép trong năm 2015:

-         Dự án sản xuất nắp lon và lon hai mảnh bằng nhôm của công ty TNHH Baostell Can Making Vietnam (Trung Quốc) tại KCN Phú Bài – Thừa Thiên Huế (74,8 triệu USD);

-         Dự án xây dựng nhà máy dệt, may, nhuộm và phụ liệu dệt may của nhà đầu tư Hàn Quốc tại KCN Tam Thăng – Quảng Nam (70 triệu USD);

-         Dự án xây dựng nhà máy may, in, thêu của Công ty TNHH Fashion Garments (Srilanca) tại KCN Tam Thăng – Quảng Nam (50 triệu USD)

-         Dự án dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng  khu công nghiệp Đông Quế Sơn mở rộng của nhà đầu tư Hàn Quốc tại KCN Đông Quế Sơn mở rộng, huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam (30,7 triệu USD)

-         Trung tâm Thương Mại Lotte Việt nam –  CN Nha Trang của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Khánh Hòa (28,7 triệu USD);

-         Chi nhánh Công ty TNHH TTTM Lotte Việt Nam của Hàn Quốc tại thành phố Đà Nẵng (28 triệu USD)...

Nhìn chung trong năm 2015, phần lớn dự án FDI vào các tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên đều có quy mô vốn tương đối nhỏ (dưới 100 triệu USD) đã dẫn đến kết quả thu hút FDI thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của khu vực.    

Dự báo trong năm 2016, tình hình thu hút FDI vào khu vực này sẽ đạt những kết quả khả quan và tích cực hơn với những dự án tiềm năng mới sẽ được cấp giấy phép đầu tư trong các lĩnh vực dệt may, công nghiệp hỗ trợ, bất động sản du lịch, thương mại dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, lọc hóa dầu...của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ.v.v...

Trong thời gian đến, các tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên cần triển khai những giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện hơn môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài để sẵn sàng đón nhận những cơ hội (làn sóng) thu hút FDI mới đầy triển vọng từ sự kiện hiệp định TPP mới đây và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức vận hành vào cuối năm 2015.  

Theo Ms Loan IPCC


Tìm kiếm dự án

  • Từ khóa:
  • Phân loại:
  • Lĩnh vực:
  • Địa phương:

V.R.G - Long Thành Development and Investment Joint Stock Company

 

 

 

Số lượng truy cập

153824838

Đăng ký nhận email

Nhận những thông mới nhất từ chúng tôi, nhằm nâng cao cơ hội đầu tư đến với bạn.